Trong những ngày lễ hội đầu
xuân, ngoài phần nghi lễ cúng tế tôn nghiêm thì phần hội vẫn là sôi động nhất.
Người lớn tuổi tham gia các trò chơi mang tính trí tuệ như: tôm điếm, cờ thẻ, cờ
người… thì các nam thanh nữ tú lại hứng khởi, sôi động với các trò mang tính
khéo léo, nhanh nhẹn như: vật, đua thuyền, chơi đu…
Tổ tôm là một loại bài lá có từ lâu đời được giới trung lưu, thượng lưu thời phong kiến rất ưa chuộng và đề cao. Tôm điếm được phát triển ở một bậc cao hơn, phức tạp hơn tổ tôm bởi người chơi phải tinh tai (để nghe tiếng trống lệnh), tinh mắt (để nhìn thấy cờ lệnh), nhanh tay (để đánh trống lệnh). Những năm gần đây, trò chơi này đã được người dân các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân và Thạch Hà khôi phục.
Trên một sân chơi rộng khoảng 100m2, ban tổ chức dựng 5 cái chòi (điếm) quay mặt vào trong theo hình ngũ giác và được đánh thứ tự từ 1-5. Một số nơi do không có điều kiện sân bãi thì người ta đóng chòi tượng trưng bằng hộp gỗ, kích thước mỗi chiều 30x30x40 cm. Quân bài có 120 con được làm bằng gỗ hoặc mika chia đều cho 5 chòi chơi. Người cầm trịch được trang bị 1 trống cái để điều hành. Mỗi chòi có 1 chủ chòi (là người chơi chính) được trang bị 1 cái trống con và 6 lá cờ làm phương tiện truyền thông tin giữa người chơi với nhau và với người cầm trịch.
>>> unicorn io
Ví dụ: khi hỏi bài người chơi đánh 1 “cắc” 1 “tùng”; khi ăn bài đánh 1 “tùng”; không ăn đánh 1 “cắc”; khi phổng đánh 2 “tùng”; thiên bất thực đánh 3 “tùng”; bất thực thiên khai, bất thực khàn đánh 3 “cắc”... Đồng thời với tiếng trống thì người chơi cũng phải cắm cờ hiệu theo màu sắc qui ước để cho ban tổ chức và đối thủ nhìn thấy. Tiếng trống của người chơi hay người cầm trịch rất quan trọng, nếu đánh hay gõ trống sai thì sẽ bị phạt. Sau khi kết thúc ván bài thì sẽ có hội đồng kiểm tra.
Tổ tôm điếm là trò chơi dân gian đặc sắc đậm chất dân gian của người dân Việt. Mỗi dịp tết đến xuân về hay hộp hè đều thấy trò này. Đây là trò chơi không thể thiếu trong lễ hội tại Hà Tĩnh.
Cái hay của trò tôm điếm là có sự hiện diện của người xướng quân (trước đây gọi là anh hề). Có thể nói, đây là linh hồn của trò chơi. Bởi, muốn làm được người xướng quân thì trước tiên phải hiểu luật, thông thạo cuộc chơi, biết nhiều, thuộc nhiều câu ca dao, tục ngữ, giỏi thơ phú, hò vè. Trong trò chơi này, khi một chủ chòi đưa ra con bài cho đối phương, tức thì người xướng quân phải xuất khẩu một câu ca thích hợp với hoàn cảnh lúc đó nhằm mục đích làm sao vừa vui vẻ, hài hước, lại vừa mang tính chất thông báo cho người xem biết được cuộc thi đang ở hồi nào.
Tổ tôm là một loại bài lá có từ lâu đời được giới trung lưu, thượng lưu thời phong kiến rất ưa chuộng và đề cao. Tôm điếm được phát triển ở một bậc cao hơn, phức tạp hơn tổ tôm bởi người chơi phải tinh tai (để nghe tiếng trống lệnh), tinh mắt (để nhìn thấy cờ lệnh), nhanh tay (để đánh trống lệnh). Những năm gần đây, trò chơi này đã được người dân các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân và Thạch Hà khôi phục.
Trên một sân chơi rộng khoảng 100m2, ban tổ chức dựng 5 cái chòi (điếm) quay mặt vào trong theo hình ngũ giác và được đánh thứ tự từ 1-5. Một số nơi do không có điều kiện sân bãi thì người ta đóng chòi tượng trưng bằng hộp gỗ, kích thước mỗi chiều 30x30x40 cm. Quân bài có 120 con được làm bằng gỗ hoặc mika chia đều cho 5 chòi chơi. Người cầm trịch được trang bị 1 trống cái để điều hành. Mỗi chòi có 1 chủ chòi (là người chơi chính) được trang bị 1 cái trống con và 6 lá cờ làm phương tiện truyền thông tin giữa người chơi với nhau và với người cầm trịch.
>>> unicorn io
Ví dụ: khi hỏi bài người chơi đánh 1 “cắc” 1 “tùng”; khi ăn bài đánh 1 “tùng”; không ăn đánh 1 “cắc”; khi phổng đánh 2 “tùng”; thiên bất thực đánh 3 “tùng”; bất thực thiên khai, bất thực khàn đánh 3 “cắc”... Đồng thời với tiếng trống thì người chơi cũng phải cắm cờ hiệu theo màu sắc qui ước để cho ban tổ chức và đối thủ nhìn thấy. Tiếng trống của người chơi hay người cầm trịch rất quan trọng, nếu đánh hay gõ trống sai thì sẽ bị phạt. Sau khi kết thúc ván bài thì sẽ có hội đồng kiểm tra.
Tổ tôm điếm là trò chơi dân gian đặc sắc đậm chất dân gian của người dân Việt. Mỗi dịp tết đến xuân về hay hộp hè đều thấy trò này. Đây là trò chơi không thể thiếu trong lễ hội tại Hà Tĩnh.
Cái hay của trò tôm điếm là có sự hiện diện của người xướng quân (trước đây gọi là anh hề). Có thể nói, đây là linh hồn của trò chơi. Bởi, muốn làm được người xướng quân thì trước tiên phải hiểu luật, thông thạo cuộc chơi, biết nhiều, thuộc nhiều câu ca dao, tục ngữ, giỏi thơ phú, hò vè. Trong trò chơi này, khi một chủ chòi đưa ra con bài cho đối phương, tức thì người xướng quân phải xuất khẩu một câu ca thích hợp với hoàn cảnh lúc đó nhằm mục đích làm sao vừa vui vẻ, hài hước, lại vừa mang tính chất thông báo cho người xem biết được cuộc thi đang ở hồi nào.
Một góc ảnh trong sinh hoạt văn hóa tổ tôm ở Hà Tĩnh
Ví dụ, khi bắt được con cửu vạn (có in hình người khuân vác), người xướng quân đọc:
“Công anh vác gạch xây tường
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”.
Những người có học, hay chữ còn thả thơ, lẩy Kiều... khi đánh một quân bài. Ví dụ, khi đánh quân ngũ sách (có vẽ chiếc thuyền buồm) thì đọc:
“Thuyền buồm vừa ghé tới nơi
Thì đà trâm gãy, bình rơi mất rồi”
Các cụ trong hội tôm điếm phường Bắc Hà (TP Hà?Tĩnh) cho biết, các cụ tham gia tổ tôm điếm với tinh thần rất thoải mái, vui vẻ, cái cốt yếu là để duy trì, bảo tồn những nét văn hóa. Đây là một nét văn hóa đẹp, vui chơi, giải trí có tính điểm, có giải thưởng nho nhỏ làm quà chứ không đặt ăn thua tiền bạc.
“Khen ai khéo dựng đu này
Để cho trai gái chơi ngày, chơi đêm”...
Tết cổ truyền là dịp để phục hồi các trò chơi dân gian, không những làm cho không khí ngày tết sôi nổi, vui tươi mà còn tạo ra những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét